Chuẩn đầu ra 2015, Ngành luật học, chương trình tiêu chuẩn
1. Tên ngành:
- Tên ngành tiếng Việt: Luật
- Tên ngành tiếng Anh: LAW
2. Trình độ đào tạo: Đại học chính quy
3. Văn bằng: Cử nhân
4. Mục tiêu đào tạo:
Chương trình cử nhân Luật trình độ Đại học tại Trường đại học Tôn Đức Thắng hướng tới đào tạo ra các cử nhân Luật có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, kiến thức cơ bản về luật pháp, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật, bước đầu có định hướng chuyên sâu và rèn luyện kỹ năng thực hành, có thể giải quyết được một số vấn đề trong lĩnh vực pháp luật.
Sinh viên tốt nghiệp theo chương trình Luật có thể đạt được những kỹ năng nghề nghiệp như: tư vấn, quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết các hợp đồng thương mại, có thể đảm nhiệm công tác pháp lý ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; làm việc trong các Cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; có thể tham gia các hoạt động tố tụng liên quan đến thương mại, dân sự, lao động, hành chính; có thể đảm đương công tác pháp chế ở các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; và có khả năng nghiên cứu, đề ra các giải pháp mang tính pháp lý ở các doanh nghiệp cũng như ở các cơ quan quản lý nhà nước.
5. Chuẩn đầu ra: Người học đại học ngành luật sau khi tốt nghiệp, đạt được những kiến thức và kỹ năng cụ thể sau:
TT |
Nội dung |
Mô tả |
Tiêu chí đánh giá |
Thang đo |
1 |
Kiến thức chung |
Lý luận chính trị; Khoa học xã hội; Quốc phòng – An ninh. |
- Biết, hiểu và có thể trình bày rõ về thế giới quan, nhân sinh quan Cộng sản chủ nghĩa; - Biết, hiểu, có thể trình bày rõ các nguyên lý, phạm trù, qui luật của phép biện chứng và vận dụng được trong phân tích hiện thực xã hội; - Hiểu rõ đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam - Hiểu, biết và vận dụng các kiến thức Quốc phòng toàn dân & An ninh nhân dân. |
- Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình; - Chứng chỉ quốc phòng. |
Kiến thức chuyên môn |
Cơ sở ngành |
- Nắm được kiến thức chung về lý luận Nhà nước, pháp luật; về hiến pháp, kinh tế vi mô và các kiến thức cơ bản về so sánh luật học; - Biết, hiểu và có thể vận dụng kiến thức cơ bản về lý luận pháp luật và Nhà nước để phân tích và giải thích các vấn đề cơ bản trong pháp luật, trong đời sống xã hội và các sự kiện pháp lý. |
Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình |
|
Hiểu và ứng dụng kiến thức cơ bản và nâng cao của ngành luật ở mức độ cử nhân |
- Hiểu và có khả năng ứng dụng kiến thức của luật học và các quan điểm lý thuyết về luật học ở các lĩnh vực pháp luật cụ thể như pháp luật dân sự, pháp luật hình sự – hành chính, pháp luật kinh doanh và pháp luật quốc tế; - Hiểu và có khả năng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và khoa học pháp lý nói riêng và các công việc thực tế; - Hiểu và có năng lực ứng dụng kiến thức lý thuyết của ngành luật vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đóng góp vào việc nhận định các hiện tượng pháp lý và định ra phương pháp giải quyết; - Hiểu và thực hiện các quy trình giải quyết một vụ việc về pháp lý cụ thể. |
- Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình; - Viết một tiểu luận cuối khóa và tham gia kỳ thi tốt nghiệp cuối khóa; hoặc - Viết một luận văn tốt nghiệp |
||
2 |
Kỹ năng nghề nghiệp |
Kỹ năng về chuyên môn |
- Năng lực phát hiện các vấn đề pháp lý trong một tình huống cụ thể và phương pháp giải quyết độc lập; - Tư duy phản biện thông qua đọc tài liệu, văn bản pháp luật và đặt câu hỏi về các vấn đề pháp lý phát sinh; - Khả năng phân tích, xử lý thông tin trong các vụ việc, sự kiện pháp lý bằng các phương pháp định lượng và định tính; - Viết báo cáo, trình bày, viết các bản tư vấn và bảo vệ tốt kết quả nghiên cứu. |
- Sự dụng tốt các công cụ phân tích, đối chiếu và so sánh pháp luật; - Hoàn thành các bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký sở hữu trí tuệ, đăng ký đầu tư; - Viết một báo cáo khoa học (tiểu luận, luận văn) với lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có căn cứ pháp lý rõ ràng và có bằng chứng thuyết phục. |
Kỹ năng mềm |
- Kỹ năng phát hiện các vấn đề pháp lý cần giải quyết trong một vụ việc, một hiện tượng pháp lý; - Xử lý và phân tích, giải quyết một vụ việc thực tế bằng công cụ pháp luật thông qua một hồ sơ đăng ký đầu tư, thành lập đơn vị kinh tế, hồ sơ về sở hữu trí tuệ…; - Làm việc nhóm trong môi trường đa văn hóa, thuyết trình, giao tiếp và hùng biện hiệu quả; - Kỹ năng tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động tại cơ quan, đơn vị công tác; - Kỹ năng tự học, nghiên cứu độc lập. - Kỹ năng đàm phán và thương lượng. - Kỹ năng an toàn, rèn luyện sức khỏe và tinh thần đồng đội: bơi liên tục được 50m; chơi tốt tối thiểu 1 môn thể thao; |
Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình và thực hiện đề tài tiểu luận hoặc luận văn. |
||
Kỹ năng ngoại ngữ |
- Khóa 19 trở về trước: TOEIC 500 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương. - Khóa 20: IELTS 5.0 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương. |
Chứng chỉ còn thời hạn giá trị |
||
Kỹ năng tin học |
Chứng chỉ tin học MOS quốc tế. - Khóa 19: 700 điểm MOS - Khóa 20: 750 điểm MOS Sử dụng thành thạo tin học ứng dụng trong khoa học xã hội. |
- Đạt chuẩn MOS; - Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình. |
||
3 |
Thái độ, ý thức xã hội |
Thái độ và hành vi |
- Tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp; - Tinh thần trách nhiệm, tuân thủ kỷ luật trong học tập và nghiên cứu: đảm bảo sự khách quan trong đánh giá hiện tượng nghiên cứu, bảo mật thông tin cá nhân, trung thực…; - Tuân thủ yêu cầu trong học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và nghiên cứu. Đảm bảo tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiên cứu và những chuẩn mực trong việc tìm kiếm, thu thập tài liệu, xử lý thông tin trong học tập và nghiên cứu. |
- Được các giảng viên đánh giá theo các chuyên đề thực hành và Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình; - Được người hướng dẫn báo cáo thực tập hoặc luận văn kiểm tra qua học tập, nghiên cứu đề tài tiểu luận hoặc luận văn tốt nghiệp và đánh giá từ đạt trở lên. |
ý thức về cộng động, xã hội |
Có ý thức ứng dụng kiến thức chuyên môn để xây dựng ý thức pháp luật trong cộng đồng, tham gia các dự án cộng đồng liên quan đến hoạt động pháp luật. |
Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, tham gia các hoạt động pháp luật cộng đồng. |
||
4 |
Vị trí người học sau khi tốt nghiệp |
Kết quả ứng dụng kiến thức, kỹ năng, bằng cấp đã có. |
- Tư vấn pháp luật trong các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế; - Hành nghề luật sư theo pháp luật về luật sư; - Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu liên quan. - Chuyên gia tư vấn nội bộ cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (tư vấn hợp đồng, tư vấn pháp lý về các đối tượng có liên quan trong các thương vụ kinh doanh, thương mại…) - Chuyên gia về nhân sự tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. - Chuyên gia tư vấn cho các doanh nghiệp nước ngoài về pháp luật đầu tư tại Việt Nam. - Chuyên gia tư vấn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến các hoạt động thương mại quốc tế có một trong các bên tham gia là doanh nghiệp Việt Nam. - Chuyên viên tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương; - Làm việc tại các cơ quan tư pháp như: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Thi hành án, Cơ quan điều tra. |
Kết quả điều tra tình hình công việc học viên sau thời điểm tốt nghiệp 01 năm |
5 |
Khả năng phát triển chuyên môn |
- Học nâng cao chuyên môn; - Học nâng cao về nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp. |
- Tham gia học các chương trình đào tạo cao học thuộc các Ngành Luật trong và ngoài nước; - Thực hiện và tham gia các nghiên cứu chuyên sâu về khoa học pháp lý; - Tiếp tục tham gia các khóa đào tạo chứng chỉ luật sư, chứng chỉ hành nghề công chứng viên, thừa phát lại; - Tham gia giảng dạy sinh viên đại học. |
Số lượng sách, bài đăng tạp chí, công trình nghiên cứu,...; Số người tham gia giảng dạy đại học |
- Log in to post comments