Nhảy đến nội dung
x

Kêu gọi đầu tư "tiền ảo" là vi phạm pháp luật

Là một tình trạng chung đang rất hot trong thời gian qua về việc kêu gọi đầu tư “tiền ảo” vào các tổ chức không rõ nguồn gốc. Ở nước ta chưa công nhận bất cứ loại hình tiền điện tử và tiền kỷ thuật số (tiền ảo). “Tiền ảo" hiện nay còn xuất hiện với nhiều loại hình đa dạng như: đa cấp, lừa đảo..., khiến nhiều người vì vay mượn tiền để đầu tư dẫn đến trắng tay, nợ nần. Nhà đầu tư khi đầu tư “tiền ảo” sẽ gặp rất nhiều rủi ro và dẫn đến vi phạm pháp luật. Các hình thức kêu gọi vốn đối với tiền ảo đều chưa được pháp luật công nhận. 

Thời gian gần đây, có nhiều đường dây lôi kéo nhà đầu tư tham gia đầu tư “tiền ảo", chiếm đoạt tài sản lên đến hàng trăm tỉ đồng, có những đường dây đã bị Bộ Công an triệt phá. Người chơi bị hấp dẫn bởi hình thức đầu tư đơn giản với lãi suất 90%/tháng (thậm chí lãi suất 120%/tháng). Tuy nhiên không có hình thức đầu tư nào nhà đầu tư được nhận lại lãi suất cao như những lời cam kết “có cánh”.

Cho đến nay, mới chỉ có Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng quy định chế tài xử lý đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp, mức xử phạt là từ 150 - 200 triệu đồng. Tuy nhiên các cơ quan chức năng cũng đã nhiều lần cảnh báo nhưng người dân vẫn tham gia đầu tư nên có rất nhiều rủi ro, theo điểm h, khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vì vậy, người dân cần cẩn trọng với những người kêu gọi đầu tư “tiền ảo”, tránh bị “sập bẫy”, mất tiền oan. Đừng vì “lãi suất cao” mà tự mình đưa “tiền thật” đổi lấy “tiền ảo”.

Nguồn: Thanh Niên