Nhảy đến nội dung
x

Tuyển sinh Chương trình Cao học Luật Kinh tế - Đợt 02 năm 2022

Trường Đại học Tôn Đức Thắng thông báo tuyển sinh chuyên ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ Luật Kinh tế với các thông tin như sau:

1.Chuyên ngành đào tạo: 

Tên chuyên ngành: Luật Kinh tế                          Mã chuyên ngành: 8380107

2. Số lượng chỉ tiêu: 30

3.Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

4.Điều kiện dự tuyển:

4.1 Yêu cầu về văn bằng

Người dự tuyển đã tốt nghiệp đại học hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp với ngành dự tuyển; đối với ngành không phù hợp với ngành dự tuyển thì phải hoàn thành yêu cầu học bổ sung kiến thức trước khi dự tuyển.

Danh mục ngành phù hợp, ngành không phù hợp với chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ được trình bày tại đây.

4.2 Yêu cầu về năng lực ngoại ngữ

  1. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Việt, ngoại ngữ là một trong sáu ngôn ngữ nước ngoài sau: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật.
  2. Người dự tuyển chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ phải có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
  3. Người dự tuyển đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu vào chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Việt theo tiêu chí quy định tại khoản 2 của mục này khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ như sau:
    • Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình đào tạo có ngôn ngữ giảng dạy được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài là ngoại ngữ được quy định tại khoản 1 của mục này;
    • Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Trường Đại học Tôn Đức Thắng cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
    • Có một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục 1 của Thông báo này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
  4. Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ tiếng Việt hoặc có bằng tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo có ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ quy định tại khoản 3 của mục này;
  5. Người dự tuyển không có văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ được quy định tại điểm 3 mục này thì phải đạt yêu cầu năng lực ngoại ngữ đầu vào do Trường tổ chức đánh giá theo Đề án đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào dành cho thí sinh dự tuyển chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ.

Tất cả văn bằng/chứng chỉ sẽ được Nhà trường thực hiện công tác hậu kiểm. Nhà trường chỉ chấp nhận những chứng chỉ của thí sinh dự thi theo hình thức trực tiếp. Đối với một số chứng chỉ không thông dụng thí sinh cần liên hệ với Phòng Sau đại học trước khi thi chứng chỉ.

4.3 Yêu cầu về thâm niên công tác

Người dự tuyển tốt nghiệp đại học ngành không phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan theo quy định.

4.4 Đối tượng và chính sách ưu tiên:

1. Đối tượng ưu tiên:

  • Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú trên 18 tháng tại Khu vực 1 được quy định theo Quy chế tuyển sinh đại học hiện hành;
  • Thương binh, bệnh binh, người có “Giấy chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh”;
  • Con liệt sĩ;
  • Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
  • Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học;

2. Mức ưu tiên:

  • Người dự tuyển thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại mục này (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng 10 (mười) điểm (thang điểm 100) cho điểm xét tuyển;
  • Người có bằng tốt nghiệp đại học do Trường Đại học Tôn Đức Thắng cấp được hưởng chế độ ưu tiên trong tiêu chí xét tuyển.

5. Phát và nhận hồ sơ dự tuyển:

  • Đăng ký dự tuyển trực tuyến: http://tuyensinhsaudaihoc.tdtu.edu.vn
  • Phát hành và nhận hồ sơ dự tuyển: đến 17h00 ngày 20/8/2022;
  • Lệ phí xét tuyển: 450.000 đồng/hồ sơ.

6.Thời gian đào tạo:

  • Tổng thời lượng: 18 – 24 tháng (12 – 18 tháng học các học phần và 06 tháng thực hiện luận văn thạc sĩ);
  • Lịch học dự kiến: Các buổi tối trong tuần và ngày Thứ 7.

7.Chính sách học bổng:

Đại học Tôn Đức Thắng có chính sách học bổng cho đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học do Trường Đại học Tôn Đức Thắng cấp, tốt nghiệp đại học xếp loại giỏi các trường công lập trong cả nước, giáo viên đang công tác tại các trường phổ thông các tỉnh (theo quy chế Tuyển sinh).

Mọi thông tin vui lòng liên hệ các văn phòng tư vấn tuyển sinh:

 

Phòng Sau đại học, Đại học Tôn Đức Thắng (Phòng B002, Nhà B)

  • Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7
  • Lịch tiếp học viên từ thứ hai đến thứ bảy: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều 13h00 – 17h00.
  • Điện thoại: (028) 37755 059 – 094 431 4466 (hotline và zalo)
  • Email: tssdh@tdtu.edu.vn. Website: http://grad.tdtu.edu.vn

 

Xem chi tiết thông báo tuyển sinh và danh mục ngành đúng, ngành gần, ngành khác tại đây.