Nhảy đến nội dung
x

Cảnh sát giao thông kiểm tra những gì khi dừng xe?

1. Về giấy tờ: 
Cảnh sát giao thông được dừng các phương tiện đang tham giao thông đường bộ kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện, kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát.
Các loại giấy tờ cảnh sát giao thông kiểm soát khi cho dừng xe: Giấy phép lái xe; giấy đăng ký xe; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải (chỉ áp dụng cho xe tải và xe khách). 
Khi kiểm soát phải đối chiếu giữa các giấy tờ với nhau, giữa giấy tờ có liên quan với thực tế người, phương tiện, hàng hóa vận chuyển trên phương tiện.

2. Điều kiện tham gia giao thông 
Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ quy định về mức xử phạt hành vi tự ý thay đổi màu sơn, kích thước xe và biển số xe bằng hình thức phạt tiền dựa theo mức độ và hình thức vi phạm.

H1

3. An toàn và bảo vệ môi trường
Để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông và cả người phía sau cần phải thực hiện đúng các quy định đưa ra về an toàn và bảo vệ môi trường lắp đặt, trang bị đầy đủ các phụ kiện cho xe trước khi tham gia giao thông như: Gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng biển số, gạt nước, đèn tín hiệu, đèn lùi, đèn báo hạm, đèn soi biển số,...
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông của Nghị định 46/2016 Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó).

H2

4. Về vận tải 
Phải đúng số lượng người và kích thước thước hàng hóa so với quy định khi tham gia giao thông vì sự an toàn cho người điều khiển và người tham gia giao thông 
Mức phạt cao nhất đối với xe khách chở quá số lượng người quy định là không quá 40 triệu đồng.
Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì trường hợp xe khách, xe ôtô chở quá số lượng người sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ. 
Mức xử phạt trên có lẽ vẫn chưa đủ sức răn đe nên vẫn có nhiều tài xế bất chấp quy định để nhồi nhét, vượt mặt cơ quan chức năng.
Quy định của pháp luật về xử phạt đối với hành vi chở hàng hóa quá tải sẽ được áp dụng theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019.

Nguồn: Luật Việt Nam 
Ảnh: VNEXPRESS